Bật mí 10 cách hay nhất để truy vấn ChatGPT đem lại kết quả chính xác trong Marketing
Việc áp dụng những cách đặt truy vấn cho ChatGPT này, không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa khả năng của ChatGPT trong lĩnh vực marketing mà còn mang lại những kết quả chính xác và hữu ích cho chiến lược của bạn.
Khi tiếp cận trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực marketing, việc biết cách đặt truy vấn cho ChatGPT là một bước rất quan trọng để đạt được kết quả chính xác và hiệu quả. Vậy làm thế nào để khai thác được hết những lợi ích của ứng dụng này? NativeX sẽ giới thiệu đến bạn Top 10 cách đặt truy vấn cho ChatGPT trong marketing đem lại kết quả đúng giúp bạn tận dụng tối đa khả năng của công cụ này.
NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
- Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
- Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
- Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
- Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.
Đặt câu hỏi cụ thể
Càng mô tả chi tiết về những gì bạn muốn tìm kiếm thì kết quả đầu ra sẽ chính xác hơn về nội dung. Khác với Google, ChatGPT không có tính năng “ý của bạn là…” để hướng dẫn kết quả tìm kiếm và cung cấp một ít thông tin về các thuật toán hoạt động.
Ngoài việc nêu rõ câu hỏi của bạn, đảm bảo cung cấp chi tiết ngữ cảnh và những thông tin về kiến thức đó để giúp mô hình AI tạo ra các câu trả lời chính xác như mong muốn của bạn.
Ví dụ: Thay vì hỏi ChatGPT “conversion là gì?” thì hãy hỏi “conversion có ý nghĩa gì trong chiến dịch Marketing đẩy thông báo trên ứng dụng di động?”
Không nên sử dụng những từ ngữ mơ hồ hoặc không rõ ràng để tránh hiểu lầm. Nếu bạn muốn ChatGPT cải thiện bản sao email, vậy hãy cụ thể những “cải thiện” đó nghĩa là gì.
Ví dụ:
- ✓ Liệu có nên làm cho bản sao ngắn gọn hơn hay diễn đạt dễ hiểu hơn?
- ✓ Có nên xem xét giới hạn về số từ không?
Sử dụng định dạng chính xác
Thay vì sử dụng những chuỗi từ khóa lộn xộn để đưa ra kết quả như trên Google thì ChatGPT lại ưu tiên những nội dung dễ đọc và được sắp xếp cẩn thận. Thực tế, ChatGPT rất xuất sắc trong việc trả lời những câu hỏi dài với nhiều thông tin, miễn là chúng được sắp xếp rõ ràng.
Để cải thiện kết quả, hãy viết đầy đủ câu hỏi và sử dụng đoạn văn, tiêu đề, dấu câu nếu nó giúp quá trình theo dõi kết quả dễ dàng hơn. Bạn có thể giữ Shift > Return để chuyển sang dòng mới mà không cần gửi câu hỏi và sử dụng dấu “-” để gạch đầu dòng.
Xác định kết quả mong muốn cuối cùng
Nếu bạn truyền đạt rõ ràng kiểu phản hồi hoặc hình thức mà bạn muốn, khả năng cao ChatGPT sẽ đưa ra những câu trả lời phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn một đoạn giải thích theo từng bước, hãy nêu rõ yêu cầu đó ra. Còn nếu bạn cần đoạn mã nguồn hoặc ví dụ, hãy đề cập đến điều đó trong lệnh truy vấn.
Mỗi lần đặt câu hỏi, chỉ nên hỏi tập trung vào một nội dung
Giống như Google, ChatGPT hoạt động hiệu quả hơn khi mỗi lần truy vấn, bạn chỉ đặt một câu hỏi hoặc một yêu cầu. Nếu bạn có nhiều câu hỏi, việc chia chúng thành các truy vấn riêng biệt giúp ChatGPT tập trung và đưa ra những câu trả lời chính xác.
Cách đặt truy vấn cho ChatGPT giống như đối thoại giữa người với người. Bạn có thể xem lại những ví dụ và câu hỏi trước đó, để trong những lần truy vấn tiếp theo, ChatGPT sẽ hiểu được ngữ cảnh và không lặp lại những câu trả lời cũ.
Lưu ý về thái độ
Theo ChatGPT, việc duy trì giọng điệu lịch sự và tôn trọng trong các truy vấn có thể thúc đẩy sự tương tác tích cực từ mô hình. Mặc dù ChatGPT chỉ là một trí tuệ nhân tạo, nhưng đối xử tôn trọng với nó sẽ giúp bạn tạo ra trải nghiệm tích cực hơn, giống như trong cuộc đối thoại giữa người với người.
Hiểu rõ về giới hạn và ưu điểm của mỗi mô hình AI
Hãy nhớ rằng ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được đào tạo bằng rất nhiều văn bản, nên chúng sẽ không có khả năng truy cập internet và cập nhật thông tin mới liên tục:
- ✓ Thiếu thông tin Real-time: ChatGPT không có quyền truy cập vào thông tin real-time (gọi là thời gian theo thực tế). Phản hồi của nó chỉ dựa trên dữ liệu đã được đào tạo, có ngày giới hạn (tháng 9 năm 2021 đối với GPT-3.5). Do đó, mô hình này không thể cung cấp nhanh những thông tin mới nhất hoặc các sự kiện đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
- ✓ Tiềm ẩn thông tin không chính xác: Mặc dù ChatGPT cố gắng cung cấp đúng thông tin, nhưng vẫn có khả năng đưa ra các phản hồi không chính xác hoặc dẫn dắt sai sự thật. Kiểm tra lại và xác minh thông tin là điều rất cần thiết, trước khi sử dụng nó cho các vấn đề khác quan trọng hơn.
- ✓ Độ nhạy với Cụm đầu vào: Phản hồi từ ChatGPT có thể nhạy cảm với những thay đổi trong cụm từ đầu vào. Sửa đổi cách diễn đạt câu hỏi hoặc bổ sung thêm ngữ cảnh có thể đem đến phản hồi khác nhau. Tóm lại, những thay đổi nhỏ trong lệnh truy vấn có thể gây tác động lớn đến kết quả đầu ra.
- ✓ Xu hướng phỏng đoán: Khi gặp phải những câu hỏi mơ hồ hoặc thông tin không đầy đủ, ChatGPT có thể cố gắng đoán xem ý định của người dùng là gì. Điều này có thể đưa ra những phản hồi không chính xác, không đáp ứng đúng câu hỏi hoặc nhu cầu thực sự của người dùng. Cung cấp câu hỏi rõ ràng và cụ thể rất quan trọng để giảm thiểu sự đoán mò.
- ✓ Thiếu nhận thức chung và hiểu biết theo ngữ cảnh: ChatGPT không phải lúc nào cũng thể hiện được lập luận thông thường hoặc hiểu đúng ngữ cảnh của một cuộc trò chuyện. Nó có thể tạo ra những phản hồi nghe có vẻ hợp lý, nhưng sẽ không chính xác hoặc không thực tế trong nhiều tình huống.
- ✓ Tiềm ẩn phản hồi chênh lệch: Các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT học từ lượng lớn dữ liệu văn bản, trong đó thông tin có thể chênh lệch từ những dữ liệu được đào tạo sẵn. Nhược điểm này có thể dẫn đến những phản hồi không công bằng hoặc thiên vị đối với chủ đề cụ thể hoặc đối tượng nhất định. Quan trọng là cần xem xét và đặt câu hỏi nghiêm túc để đảm bảo tính công bằng và toàn diện.
- ✓ Giới hạn về độ dài và sự mạch lạc: ChatGPT có những hạn chế về độ dài của phản hồi mà nó tạo ra. Nếu một câu hỏi yêu cầu giải thích chi tiết hoặc mở rộng, mô hình có thể gặp khó khăn khi cung cấp câu trả lời toàn diện. Ngoài ra, các phản hồi của ChatGPT có thể thiếu mạch lạc và đôi khi lạc đề hoặc tạo ra những câu vô nghĩa.
Yêu cầu làm rõ câu trả lời
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ rất mạnh, nhưng đôi khi nó tạo ra các phản hồi mơ hồ, không chính xác hoặc đơn giản là sai về mặt thông tin. Bằng cách yêu cầu làm rõ, bạn sẽ có cơ hội hiểu thêm về phản hồi của mô hình và đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác, phù hợp với mục tiêu của bạn. Nếu phản hồi nhận được không đúng ý bạn, việc yêu cầu làm rõ cũng có thể giúp bạn hiểu cách giao tiếp để đúng với mục đích của mình.
Ngoài ra, cần nhớ rằng ChatGPT thiếu ngữ cảnh thời gian thực và chỉ dựa vào thông tin bạn cung cấp. Giống như con người, ChatGPT dễ bị ảnh hưởng bởi những câu hỏi dẫn dắt. Nói cách khác, nó sẽ hệ thống câu trả lời dựa trên những gì bạn đã chuẩn bị sẵn, đôi khi làm giảm chất lượng và tính toàn diện của câu trả lời.
Để đảm bảo bạn nhận được kết quả chính xác nhất, đừng ngần ngại truy vấn ChatGPT đang sử dụng những nghiên cứu và bài viết gì để đưa ra kết luận của mình. Trước khi tin tưởng hoàn toàn vào nó, hãy “kiểm tra công việc của nó”, tức là xác minh nguồn gốc thông tin trên Google và các nguồn khác.
Kiểm tra và lặp lại câu hỏi
Nếu không hài lòng với những câu trả lời bạn đang nhận được, hãy thử đặt lại câu hỏi, hoặc thêm ngữ cảnh, thông tin bổ sung. Hãy nhớ rằng cách đặt truy vấn ChatGPT là một kỹ năng, cần phải học hỏi thật nhiều, trong tương lai nó sẽ đem lại kết quả tốt cho bạn.
Dù bạn cảm thấy hài lòng với kết quả mình nhận được, hãy thử thay đổi cấu trúc của câu hỏi và so sánh kết quả. Làm như vậy sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn về kỹ thuật và kỹ năng xử lý sự cố trong tương lai.
Phản hồi câu trả lời
Nếu bạn nhận được phản hồi không chính xác hoặc không đạt yêu cầu theo cách nào đó, đừng ngần ngại nói với ChatGPT biết cách thức và lý do câu trả lời bị sai. Hành động này giúp bạn làm rõ ngữ cảnh của câu hỏi và góp phần vào sự phát triển của ứng dụng, cải thiện hiệu suất làm việc.
Động não để đánh giá, xem xét lại câu trả lời
Mặc dù AI có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nhưng không nên loại bỏ khả năng tư duy phản biện trong công việc. Trước khi bạn sao chép, dán và gửi đi, hãy dành thời gian đọc và xem lại những gì bạn đã nhận được.
Khi bạn xem xét nội dung, hãy đảm bảo:
- ✓ Kiểm tra tính chính xác của thông tin
- ✓ Kiểm soát chất lượng và văn phong phù hợp
- ✓ Đảm bảo giọng văn phù hợp với thương hiệu, mục đích sử dụng và đối tượng mục tiêu
- ✓ Kiểm tra sự phù hợp về văn hóa và ngữ cảnh
- ✓ Thêm sự sáng tạo và ví dụ từ thực tế
- ✓ Kiểm tra vấn đề pháp lý và đạo đức
Việc xem xét, cải thiện và điều chỉnh nội dung của ChatGPT là cách tốt nhất để tăng độ tin cậy của bạn và cho mọi người thấy rằng bạn có trách nhiệm và tỉ mỉ khi sử dụng công cụ mới này.
ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ và hữu ích trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, giống như nhiều ứng dụng công nghệ khác, nó cũng có những hạn chế và có thể cung cấp thông tin không chính xác. Vì vậy, khi sử dụng ChatGPT, quan trọng nhất là bạn cần phải biết cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp để nhận được câu trả lời mong muốn. Với 10 cách đặt truy vấn cho ChatGPT mà NativeX vừa chia sẻ, bạn sẽ tận dụng tối đa những tính năng mà chatbot này đem lại, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing.
NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
- Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
- Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
- Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
- Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.
Tác giả: NativeX