Xu hướng thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2024
Trong năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của mua sắm trực tuyến, với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã góp phần thay đổi hành vi người tiêu dùng. Không chỉ vậy, các nền tảng thương mại điện tử cũng ngày càng đa dạng, đã tạo nên một hệ sinh thái mua bán thuận tiện cho người tiêu dùng.
Bài báo cáo nghiên cứu thị trường sau đây sẽ làm rõ và phân tích chuyên sâu về xu hướng thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam tính đến năm 2024. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát người tiêu dùng chuyên sâu với quy mô là 300 người mua sắm trực tuyến. Mục tiêu của cuộc khảo sát giúp ta hiểu rõ hơn về hành vi, động cơ, cũng như khả năng nhận thức thương hiệu của khách hàng, và các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen mua sắm trực tuyến của họ.
So sánh ngành thương mại điện tử giữa năm 2023 và 2024
Nguồn: Q&Me
Theo đó, trong năm 2024 nhận thấy sự gia tăng đáng kế của ngành thương mại điện tử của nước ta, tăng khoảng 48% từ 3.789 triệu USD đến 5.644 triệu USD. Và đều tăng ở tất cả các ngành hàng, bao gồm làm đẹp, đồ gia dụng và lối sống, thiết bị gia dụng, mẹ và bé, điện thoại và máy tính bảng, sức khỏe,… Có thể thấy, xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Tỷ lệ mua sắm trực tuyến ở các nhóm ngành
Nguồn: Q&Me
3 ngành hàng có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất là ngành làm đẹp, đồ gia dụng và lối sống và thiết bị gia dụng, lần lượt là 21%, 19% và 11% vào năm 2024. Lý do có thể là vì hầu hết các ngành hàng này có số lượng mẫu mã sản phẩm đa dạng, có thể phục vụ cho hầu hết tất cả người tiêu dùng, phù hợp với từng sở thích cá nhân và nhu yếu phẩm của mỗi người.
Sự tăng trưởng và phát triển theo các ngách hàng
Nguồn Q&Me
Mua sắm trực tuyến ở mọi lĩnh vực đều tăng trưởng, hầu hết dao động từ 23-73%. Nhóm ngành hàng có sự tăng trưởng cao nhất là “thể thao và du lịch”, “thiết bị gia dụng”, và “điện thoại và máy tính bảng”, với lần lượt là 73%, 64% và 64%.
Nhóm ngành làm đẹp và đồ gia dụng và lối sống
Nguồn Q&Me
Các sản phẩm ở lĩnh vực làm đẹp có tỉ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất là các sản phẩm “chăm sóc da”, “makeup”, và các “phụ kiện”. Tỷ lệ mua sắm ở nhóm ngành này tăng khoảng 42% so với năm 2023.
Ở lĩnh vực đồ gia dụng và lối sống, “các sản phẩm khác”, “an toàn gia đình”, và “dụng cụ làm bếp” là các sản phẩm được mua sắm bằng phương pháp trực tuyến nhiều nhất. Tỷ lệ mua sắm ở nhóm ngành này tăng khoảng 51% so với năm 2023.
Nhóm ngành thiết bị gia dụng, mẹ và bé
Nguồn Q&Me
Nhóm ngành thiết bị gia dụng có tỷ lệ tăng trưởng khoảng 64% so với năm 2023, và tăng đặc biệt ở các nhóm sản phẩm như “thiết bị gia dụng trong nhà nhỏ”, “thiết bị gia dụng nhà bếp” và “thiết bị gia dụng trong nhà bếp”.
Tỷ lệ tăng trưởng ở nhóm ngành mẹ và bé khoảng 49%, chủ yếu ở các “sản phẩm cho trẻ nhỏ”, “công thức và đồ ăn cho trẻ”, và “tã lót”.
Nhóm ngành điện thoại máy tính bảng và sức khỏe
Nguồn Q&Me
Qua đó, ở lĩnh vực điện thoại và máy tính bảng, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tăng 64% so với năm 2023, trong đó sản phẩm “điện thoại và máy tính bảng” tăng đến 89%, trong khi các “phụ kiện điện thoại, máy tính bảng” chỉ tăng 25%.
Nhóm sức khỏe có tỷ lệ mua sắm tăng, nhưng không đáng kể so với các nhóm khác, chỉ với 31%. Các sản phẩm ở nhóm này chủ yếu đến từ “thực phẩm chức năng”, “chăm sóc sức khỏe”, và “vật tư y tế”.
Nhóm ngành thực phẩm và thiết bị âm thanh
Nguồn Q&Me
Ngành hàng thực phẩm có tỷ lệ mua sắm online tăng 58% so với năm 2023, trong đó, các sản phẩm “nguyên liệu nấu ăn” tăng vượt bậc với 118%. Các sản phẩm “đồ uống” vẫn giữ vị trí top đầu khi được mua trực tuyến với 116 triệu USD.
Đối với nhóm ngành thiết bị âm thanh, sự tăng trưởng còn hạn chế so với các nhóm ngành khác, tập trung chủ yếu vào 3 loại sản phẩm là “loa”, “mic”, “tai nghe”.
Nhóm ngành thời trang và túi xách
Nguồn Q&Me
Với lĩnh vực thời trang, tỷ lệ mua sắm online tăng ở mức ổn định, với 34%, chủ yếu ở các sản phẩm “phụ kiện”, “kim loại quý”.
Còn đối với ngành hàng túi xách, tỷ lệ mua sắm online tăng trước ở mức thấp nhất so với các nhóm ngành khác, chỉ 13%.
Nhóm ngành Camera, đồng hồ và trang sức
Nguồn Q&Me
Xu hướng mua hàng trực tuyến vẫn tăng ở các dòng sản phẩm liên quan đến cameras như “camera giám sát”, “phụ kiện máy ảnh”, “flycam”,…
Đối với các dòng sản phẩm liên quan đến đồng hồ và trang sức, xu hướng này tăng đến 57% so với năm 2023.
Nhóm ngành trò chơi và điện tử
Nguồn Q&Me
Tuy “trò chơi và điện tử” là lĩnh vực khó phát triển nhất ở ngành thương mại điện tử, nhưng trong năm 2024 cũng nhận thấy sự tăng trưởng vượt bậc với 62%, từ 29 triệu USD lên 47 triệu USD trong năm 2024.
Khảo sát người tiêu dùng, hành vi mua sắm trực tuyến
Tần suất mua hàng trực tuyến
Nguồn Q&Me
Dễ dàng nhận thấy qua thống kê, có đến 32% tổng số người tham gia khảo sát mua sắm online với tần suất vài lần 1 tuần. Theo sau đó là 2-3 tuần một lần khoảng 27%, và 1 lần 1 tuần với 23%.
Tổng số tiền những người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho hành vi mua sắm trực tuyến trong 1 tháng có sự đồng đều ở các mức độ, trải dài từ 100.000 VND đến hơn 2 triệu VND.
Các lợi ích của mua sắm trực tuyến
Nguồn Q&Me
“Khuyến mãi” và “Chi phí hợp lý” khi mua sắm trực tuyến là hai lợi ích to lớn nhất mà hầu hết những người tham gia khảo sát đều đồng tình, với lần lượt là 72% và 62%. Ngoài ra, “đa dạng sản phẩm”, “có thể mua bất cứ lúc nào”, và “vận chuyển linh hoạt” cũng là một lợi thế của việc mua sắm online.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến
Nguồn Q&Me
“Giá cả” và “khuyến mãi” là hai yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm online của khách hàng nhiều nhất, với 73% và 69%. Theo sau đó là “chất lượng sản phẩm” và “review, xếp hạng”, với 39% và 38%. “danh tiếng người bán” dường như lại là yếu tố ít ảnh hưởng đến hành vi mua sắm online của khách hàng nhất, với chỉ 14%.
Mức độ phụ thuộc của các ngành vào thương mại điện tử
Nguồn Q&Me
Gần 50% người mua sản phẩm thời trang và sức khỏe/làm đẹp coi kênh trực tuyến là kênh mua sắm chính của họ. Trong khi đối với ngành công nghệ, thiết bị gia dụng và dịch vụ ăn uống, kênh online chỉ được xem là một trong những kênh mà khách hàng lựa chọn để mua hàng.
Độ phổ biến của các kênh thương mại điện tử
Nguồn: Q&Me
Shopee là kênh được người mua ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất khi mua hàng online, với 92% người dùng và 64% người sử dụng thường xuyên. Theo sau đó là TikTok và Lazada.
So sánh độ phổ biến của các kênh thương mại điện tư với năm 2023
Nguồn: Q&Me
Shopee vẫn giữ được vị thế đứng đầu của mình giai đoạn 2023-2024. TikTok là kênh phát triển nhanh chóng, và vươn lên vị trí thứ 2 về cả số lượng người dùng và số lượng người dùng thường xuyên, trong khi đó Lazada, Facebook, Tiki lại bị giảm ở các chỉ số này.
Các nhân tố quan trọng khi lựa chọn sử dụng thương mại điện tử
Nguồn: Q&Me
“Giá cả/ Khuyến mãi”, “Giao hàng nhanh chóng, tiện lợi” là những lí do top đầu ngành thương mại điện tử được tin dùng. “Sự đa dạng sản phẩm” cũng là nhân tố cũng được khách hàng cân nhắc khi sử mua sắm online.
Lý do lựa chọn các kênh mua sắm online
Nguồn: Q&Me
Shopee được lựa chọn vì giá cả, khuyến mãi và sự đa dạng sản phẩm. Trong khi đó, TikTok lại được tin dùng vì có uy tín tốt về thông tin/đánh giá và mua sắm vui vẻ.
Trên đây là khảo sát về xu hướng mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam trong năm 2024. NativeX hi vọng các độc giả sẽ có cái nhìn bao quát về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển như nào. Theo dõi NativeX để cập nhật những khảo sát thú vị tại thị trường Việt Nam nhé!
NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
- Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
- Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
- Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
- Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.