fbpx
Native X
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY

Tổng hợp thuật ngữ tiếng Anh về “Branding” mà dân Marketing phải biết

Branding là gì?

Branding là tất cả những việc làm liên quan tới công tác “xây dựng thương hiệu”. Branding bao gồm việc lên kế hoạch phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). 

Cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, branding là một phần không thể thiếu để đưa thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng NativeX điểm qua một vài thuật ngữ tiếng Anh về “Branding” mà một Marketer nào cũng phải biết nha. 

Kiểm tra trình độ tiếng Anh

Phân biệt giữa Branding và Brand Marketing: 

Branding là khái niệm thiên về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận biết thương hiệu. Brand Marketing đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược và quản trị thương hiệu (Strategic Brand Management) với ý nghĩa là một chiến lược Marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4Ps, hoặc cao hơn là 7Ps. Có thể nói Brand Marketing là việc lên các chiến lược quảng bá một sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng công chúng nhất định thông qua việc tập trung vào xây dựng thương hiệu khác biệt, khắc sâu nó vào tâm trí và tạo sự yêu thích ở khách hàng. 

1. Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Brand Positioning là tập hợp các hoạt động với mục đích tạo ra cho sản phẩm, dịch vụ một vị trí xác định (nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng.

Brand Positioning mô tả ý tưởng độc nhất – điểm giao giữa sức mạnh cốt lõi của doanh nghiệp (tầm nhìn, sứ mệnh,…) và nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng nhằm khắc sâu thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Những nhu cầu này cần phải có động lực thúc đẩy việc sẵn sàng chi trả cũng như cần có tiềm năng phát triển dài hạn với quy mô thị trường đủ lớn để khai thác và mở rộng.

Định vị thương hiệu

2. Brand Association (Liên tưởng/liên kết thương hiệu)

Là một sự liên tưởng, kết nối trong tâm trí khách hàng giữa một thương hiệu với một concept (niềm tin, cảm xúc, trải nghiệm, hoạt động,…). 

Brand Association thường là có chủ đích nhưng đôi khi là vô tình từ đặc tính, thông số nào đó của sản phẩm/dịch vụ: cách thức sử dụng, màu sắc, hương vị, mức giá, logo, slogan, hay đặc tính nào đó của sản phẩm, dịch vụ,…

Liên kết thương hiệu

3. Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu)

Brand awareness được hiểu là mức độ nhận diện thương hiệu, là sự quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu được nhận biết cao thường được xem là “đang thịnh hành – hot trend” “đáng chú ý” hoặc đơn giản là “phổ biến.”

Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của một chiến dịch Marketing, cũng như xác định “sức khỏe” của một thương hiệu – Brand Health.

Nhận diện thương hiệu

4. Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu) 

Có thể hiểu Brand Identity là danh tính của thương hiệu (Bộ nhận diện thương hiệu), thứ được lặp đi lặp lại nhằm tạo nên hình ảnh về thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Và quan trọng hơn, Brand Identity là thứ độc nhất chỉ có thương hiệu sở hữu, giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. 

Bộ nhận diện thương hiệu tập hợp các yếu tố thể hiện bản sắc thương hiệu, những gì được khách hàng nhìn thấy và cảm nhận trên thị trường, cụ thể là các yếu tố và thông điệp bằng lời nói, hình ảnh thu hút khách hàng. Chúng bao gồm tên thương hiệu, logo, slogan – khẩu hiệu, giọng điệu và kiểu chữ, màu sắc,…hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng thông qua những yếu tố nhận diện.

Bộ nhận diện thương hiệu

5. Brand Equity (Giá trị thương hiệu)

Brand Equity có thể được định nghĩa là những giá trị của một thương hiệu được xác định bởi cảm nhận, nhận thức của khách hàng khi họ có những trải nghiệm liên quan đến thương hiệu.

Giá trị này có thể đến từ nhiều nguồn, chẳng hạn như nhận thức và thái độ của người tiêu dùng về thương hiệu, danh tiếng hay lịch sử của thương hiệu,… Giá trị thương hiệu cũng có thể bao gồm những thứ như sức mạnh nhãn hiệu, giá trị bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác của thương hiệu, và khả năng tạo ra lời truyền miệng tích cực của thương hiệu.

Giá trị thương hiệu

6. Brand Extension (Mở rộng thương hiệu)

Brand Extension là việc giới thiệu một sản phẩm mới dựa trên tên tuổi và danh tiếng của một sản phẩm có sẵn của doanh nghiệp.

Để thực hiện thành công thì phải có sự liên kết hợp lý giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm mới. Nếu không có sự liên kết hoặc sự liên kết yếu thì có thể dẫn đến hiệu ứng ngược lại là pha loãng thương hiệu. 

Việc mở rộng thương hiệu thành công cho phép các công ty đa dạng hóa dịch vụ của họ, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Các thương hiệu hiện có trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả và rẻ tiền cho sản phẩm mới.

Mở rộng thương hiệu

7. Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu)

Đại sứ thương hiệu là gương mặt đại diện hay người phát ngôn của một thương hiệu, đóng vai trò là người bảo vệ, giúp đem hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Đại sứ thương hiệu có thể gắn liền với thương hiệu hoặc chỉ đồng hành trong một số các chiến dịch nhất định.

Thông thường, đại sứ thương hiệu là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến công chúng và có các tiêu chí phù hợp với thương hiệu. Với sự nổi tiếng của mình, mỗi hình ảnh, hành động của một đại sứ thương hiệu đều được người tiêu dùng chú ý.

Đại sứ thương hiệu

8.Brand Architecture (Kiến trúc thương hiệu)

Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) là cấu trúc tổ chức và mối quan hệ giữa các thương hiệu trong một công ty hoặc tập đoàn. Nó giúp xác định cách mà các thương hiệu con, thương hiệu mẹ và các sản phẩm được phân loại và liên kết với nhau.

Kiến trúc thương hiệu thường được chia thành ba loại chính: 

  • Thương hiệu mẹ (Branded House): Tất cả các sản phẩm và dịch vụ đều sử dụng thương hiệu chính. Ví dụ: Virgin. 
  • Thương hiệu con (House of Brands): Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu riêng và độc lập. Ví dụ: Procter & Gamble. 
  • Thương hiệu hỗn hợp (Hybrid): Kết hợp giữa thương hiệu mẹ và thương hiệu con, nơi một số sản phẩm sử dụng thương hiệu mẹ, trong khi những sản phẩm khác có thương hiệu riêng. Ví dụ: Coca-Cola có nhiều sản phẩm như Diet Coke, Fanta, Sprite.

Kiến trúc thương hiệu

Hy vọng bài viết từ NativeX sẽ hữu ích với các Marketer, hiểu rõ các thuật ngữ branding một cách tổng quan nhất. Đừng quên theo dõi NativeX để cập nhật các kiến thức hữu ích về Marketing nhé!

NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:

  • Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
  • Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
  • Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
  • Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

ĐĂNG KÝ NATIVEX

Tác giả: NativeX

Blog học tiếng anh

TRẢI NGHIỆM NGAY LỚP HỌC NÉN NativeX ĐỘC QUYỀN

Hãy cùng trải nghiệm Lớp Học Nén NativeX độc quyền với phương pháp IN DẤU được phát triển dựa trên nguyên lý Tâm lý học ngôn ngữ giúp tiếp thu tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả.

HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY!