Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm – Bài 7: Nhân viên mới
Khi bắt đầu một công việc, bạn sẽ trở thành một nhân viên mới hoặc ngay cả khi đã làm việc lâu năm trong một doanh nghiệp, bạn cũng sẽ có những lúc bắt gặp nhân viên/đồng nghiệp mới. Vậy những lúc như thế thì chúng phải làm thế nào để có thể bắt đầu trò chuyện? Cùng NativeX tìm hiểu các các giao tiếng tiếng anh cho người đi làm trong chủ đề nhân viên mới để có thể xây dựng mối quan hệ tốt trong công việc.
Xem thêm:
- Luyện giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm bắt đầu từ đâu?
- 10 website học giao tiếp tiếng Anh online miễn phí dành cho người đi làm
NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
- Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
- Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
- Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
- Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.
1. Làm quen với đồng nghiệp mới
Hỏi tên, quê quán, vị trí làm việc
Dù bạn là nhân viên mới hay bạn gặp một nhân viên mới trong công ty thì cuộc gặp gỡ đầu khi nói chuyện chúng ta đều không thể không hỏi đến tên và nghề nghiệp. Hỏi tên để biết cách xưng hô cho hợp lí, hỏi vị trí nghề nghiệp để ứng xử cho phù hợp.
Hỏi tên
- What’s your name? My name’s Anna/ I’m Anna – Bạn tên là gì? Tôi tên là Anna/ Tôi là Anna
Cách hỏi và trả lời này thật sự quá thông dụng rồi, hãy cùng đến với vài cách hỏi tên khác:
- Your name is…? – Tên của bạn là….”
- How do they call you? – Mọi người gọi bạn như thế nào?
Còn cách hỏi vị trí việc làm hoặc bộ phận mà nhân viên mới làm thì có thể dùng các câu và cách trả lời hỏi sau:
Hỏi về công việc
- What do you do? – I’m a secretary./ a typist./ an accountant./ an operator./ a clerk./ a receptionist./ an office manager./ … – Bạn đang làm gì? – Tôi là thư ký. / Người đánh máy. / Nhân viên kế toán. / Người điều hành. / Nhân viên bán hàng. / Nhân viên tiếp tân. / Người quản lý văn phòng.
- Who do you work for? – I work for MBK Trading – Bạn làm việc cho ai ? Tôi làm việc cho MBK Trading
Ngoài ra, trong những cuộc gặp mặt đầu của nhân viên mới, để cuộc trò chuyện không quá cứng nhắc, khô khan, chúng ta có thể hỏi một số câu hỏi khác về đời sống cá nhân của nhau như:
Hỏi về sở thích
- What are your hobbies? (Sở thích của bạn là gì?)
- I have many hobbies like reading books, listening to music, swimming and studying Spanish (Tôi có nhiều sở thích như đọc sách, nghe nhạc, bơi và học tiếng Tây Ban Nha.)
Những câu hỏi nên tránh
Hỏi tên: May I have your name? – Tôi có thể biết tên của bạn được không?
Cách hỏi này nghe câu lệ, dành cho những cặp đôi nam nữ gặp nhau lần đầu còn chút e ngại.
Hỏi vị trí làm việc:
- What’s your job?
- What’s your work?
- What do you for work?
Tất cả các câu trên đều cùng nghĩa “Bạn làm nghề gì?” Cách hỏi này mặc dù cũng mang nghĩa hỏi về công việc, nhưng nó không được dùng trong tiếng anh cho người đi làm trong cùng một công sở. Bởi cách hỏi trên mang tính khái quát mà những người quen dùng để hỏi nhau làm nghề gì hay làm ở công ty nào hơn là dùng để hỏi về một vị trí công việc.
Hỏi địa điểm công ty: Where do you work? – Bạn làm việc ở đâu
Có khi nào bắt chuyện với nhân viên mới mà chúng ta hỏi nhầm câu hỏi này không? Điều này sẽ đến đến việc bị mọi người cười khi bạn với nhân viên mới làm cùng công ty là lại hỏi địa chỉ công ty mình ở đâu đấy.
Hỏi về sở trường: What are you good at? – Bạn giỏi điều gì?
Hỏi về ở thích của một người là điều rất bình thường, nhưng hỏi về sở thích xong bạn lại muốn dùng câu hỏi trên để hỏi tiếp về sở trường của người đó thì không nên. Trong phương tây thì câu hỏi trên sẽ đẩy người bị hỏi vào thế khó vì nếu họ trả lời có thể bị coi là tự phụ, cao ngạo. Nhưng nếu họ tự giới thiệu về sở trường của bản thân thì đó lại là một vấn đề khác.
Ngoài ra cũng nên tránh đụng chạm đến các chủ đề về tiền lương, tình cảm, gia đình hay năng lực – những vấn đề nghiêng về cá nhân. Bạn không thể mới gặp một đồng nghiệp khác giới liền hỏi “Do you have boyfriend/girl friend”(Bạn có bạn trai/bạn gái không?) được. Điều này rất dễ gây ra hiểu lầm nghiêm trọng.
2. Làm quen với môi trường làm việc và văn hóa công ty
Bước chân vào một văn phòng mới, một nơi làm việc xa lạ với rất nhiều thứ mà chúng ta không biết như các đồ dùng vật dụng, nội quy, văn hóa của công ty hay vị trí phòng ban,… Chính vì thế chúng ta nên tìm hiểu các thông tin này qua đồng nghiệp, dưới đây là các cách hỏi dành cho nhân viên mới trong tiếng anh giao tiếp cho người đi làm.
Hỏi về vị trí phòng ban, tên người quản lí phòng ban
- Where is the accounting department/ meeting/ director room? – Phòng kế toán/phòng họp/ phòng giám đốc ở đâu?
Một số mẫu trả lời:
- It’s this/that way.- chỗ đó ở phía này
- The meeting room is opposite the director room. – Phòng họp ở đối diện phòng giám đốc
- The accounting department room is between meeting room and director room – Phòng kế toán nằm giữa phòng họp và phòng giám đốc.
- The meeting room is next to the director room- Phòng họp sát bên cạnh phòng giám đốc
- The meeting room is near the director room – Phòng họp gần phòng giám đốc (gần đấy chứ không phải sát bên cạnh)
- The WC is at the end of the corridor room – Phòng vệ sinh ở cuối hành lang.
Hỏi về văn hóa, quy định của công ty
- What are the company rules?- Quy định của công ty là gì vậy?
- What rules does our company have? – Công ty của chúng ta có những quy định gì vậy?
Hoặc thay vì hỏi một câu chung chung như vậy, cách tốt nhất các bạn nên hỏi đó là hỏi xin bản thảo về các quy tắc, quy định của công ty :
- Can you send me company rules and regulations document? – Bạn có thể gửi cho tôi bản thảo quy tắc, quy định công ty không?
Hỏi xin bản thảo về quy tắc có thể về đọc được toàn bộ các nội quy cũng như thông qua đó có thể tìm hiểu được phần nào văn hóa công ty. Phần còn lại của văn hóa công ty chắc chắn phải do trải nghiệm, quan sát mới thấy được rồi.
Giới thiệu về vị trí chỗ ngồi:
- Your desk is over there on the right, and I’ll be over here at the desk in the front. – Bàn làm việc của cô ở đằng kia phía bên phải ấy, và tôi sẽ ngồi ở đây cái bàn làm việc phía trước đó nhé.
Hỏi và trả lời vể vị trí đồ đạc:
- Where is the typist’s desk?/ bookcase?/ waste basket?/ calculator/…?- Bàn làm việc của nhân viên đánh máy/ giá tài liệu/ thùng rác/ máy tính ở đâu/…?
- It’s on the left./ on the right./ in the front./ in the back./ on the front desk/….-Nó ở bên trái./ bên phải./ phía trước./ đằng sau./ trên bàn phía trước/…
Bài viết trên đã tổng hợp ra những chủ đề hay bắt gặp nhất khi giao tiếp tiếng anh cho người đi làm trong trường hợp nhân viên mới. Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sức cạnh tranh của bạn và trở thành nhân viên mọi nhà tuyển dụng đều săn lùng nhờ thành thạo Tiếng Anh giao tiếp. Bắt đầu ngay hôm nay tại đây cùng với NativeX !
NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.
Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
- Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
- Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
- Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
- Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.