fbpx
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY

Các chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản nhất

Khi học tiếng Anh, việc luyện tập kỹ năng giao tiếp là một phần không thể thiếu. Dù có nhiều phương pháp học như sách giáo khoa, trò chơi hay các trang web học trực tuyến, nhưng phương pháp học chủ đề tiếng anh giao tiếp có lẽ là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Không chỉ giúp mở rộng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề, mà còn giúp bạn cải thiện khả năng phản xạ khi nói. Hôm nay NativeX sẽ hướng dẫn bạn các bộ câu hỏi và câu trả lời thông dụng trong các chủ đề giao tiếp tiếng Anh cơ bản.

NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:

  • Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
  • Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
  • Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
  • Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

ĐĂNG KÝ NATIVEX

Thực hành các chủ đề tiếng Anh giao tiếp sẽ có lợi ích gì?

Thực hành các chủ đề tiếng Anh giao tiếp

Khi bạn thực hành giao tiếp tiếng Anh, bạn sẽ nhận thấy rằng nó có nhiều lợi ích quan trọng.

  • Bạn sẽ trở nên tự tin trong việc nói tiếng Anh. Khi thực hành, bạn sẽ dần dần cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với người nước ngoài hoặc trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh khác.
  • Khi bạn lắng nghe và trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề, bạn sẽ phát triển khả năng nghe và hiểu tiếng Anh của mình nhanh chóng.
  • Thực hành các chủ đề giao tiếp tiếng Anh sẽ giúp bạn mở rộng từ vựng của mình.Từ đó sẽ giúp bạn trở nên tự tin và sử dụng từ ngữ phù hợp trong các ngữ cảnh khác nhau.
  • Bên cạnh đó bạn sẽ nắm vững cơ bản ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Khi bạn thực hành giao tiếp, bạn sẽ tự nhiên áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp vào khẩu ngữ của mình. Giúp bạn hiểu rõ hơn cách cấu trúc câu tiếng Anh và tránh những sai lầm khi nói và viết.

Đừng ngại thực hành và tìm kiếm cơ hội để trau dồi kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn!

Các chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản nhất

# Chủ đề gặp mặt làm quen

Một trong những chủ đề cơ bản nhất mà bạn nên tập trung là chủ đề gặp mặt và làm quen. Vì nó giúp bạn xây dựng các kỹ năng cơ bản như giới thiệu bản thân và trò chuyện với người khác.

Chủ đề gặp mặt làm quen

Hãy bắt đầu bằng cách giới thiệu bản thân.

Hello, I’m Ngoc. I work in marketing, I like reading and traveling.
(Xin chào, tôi là Ngọc. Tôi làm việc trong lĩnh vực marketing, tôi thích đọc sách và du lịch.)

Hi, I’m Hung. I’m currently a software developer, and I’m passionate about coding and exploring new technologies. Besides work, I enjoy hiking and playing the guitar in my free time.
(Xin chào, tôi là Hùng. Hiện tại, tôi đang là một nhà phát triển phần mềm và đam mê lập trình cũng như khám phá công nghệ mới. Ngoài công việc, tôi thích leo núi và chơi guitar khi rảnh rỗi.)

Hello, my name is Nga. I work as a graphic designer and find joy in creating visually appealing content. When I’m not designing, I love trying out new recipes and experimenting with cooking.
(Xin chào, tôi tên là Nga. Tôi làm việc làm nhà thiết kế đồ họa và tận hưởng việc tạo ra nội dung hấp dẫn về mặt hình ảnh. Khi không thiết kế, tôi thích thử nghiệm các công thức mới và trải nghiệm nấu nướng.)

Hello, my name is Ha, I’m currently a kindergarten teacher. I love the children very much. Outside of work, I like to travel and shop
(Chào bạn, tôi là Hà, hiện tôi là giáo viên mầm non. Tôi rất yêu quý bọn trẻ. Ngoài giờ làm tôi thích đi du lịch và mua sắm)

Sau khi giới thiệu bản thân, bạn có thể hỏi và trả lời câu hỏi tiếp theo để tìm hiểu người khác. Các câu hỏi cơ bản như:

What’s your name?
(
Bạn tên là gì?)

Where do you work?
(Bạn làm việc ở đâu?)

What do you do for fun in your free time?
(Bạn thường làm gì khi rảnh rỗi?)

Where is your favorite place you’ve traveled to?
(Điểm đến yêu thích của bạn là ở đâu?)

Do you have any hobbies or interests outside of work?
(Bạn có sở thích nào khác ngoài công việc không?)

Are there any upcoming events or trips you’re looking forward to?
(Có bất kỳ sự kiện hoặc chuyến đi nào bạn đang mong đợi không?)

# Chủ đề về giới thiệu làm quen

Như mình đã hướng dẫn ở bài trên. Trước khi vào câu chuyện bạn nên giới thiệu vè bản thân mình, với cấu trúc như sau:

Hello, my name is [Tên của bạn]. I’m from [Nơi bạn đến từ]. I work as a [Nghề nghiệp của bạn].
(Xin chào, tôi là [Tên của bạn]. Tôi đến từ [Nơi bạn đến từ]. Tôi làm việc trong lĩnh vực [Nghề nghiệp của bạn].)

Chủ đề giới thiệu làm quen

Ví dụ đoạn hội thoại giữa Hoa và David khi gặp nhau tại Phan Thiết

Hoa: Hi there, I’m Hoa. Nice to meet you! (Xin chào, tôi là Hoa. Rất vui được gặp bạn!)
David: Hello, Hoa! I’m David. Likewise, nice to meet you too! (Xin chào, Hoa! Tôi là David. Cũng rất vui được gặp bạn!)
Hoa: You to here long not (Bạn đến đây lâu chưa)
David: I’ve only been here 2 weeks. And you travel, right? ( Tôi mới đến đây được 2 tuần. Còn bạn đi du lịch phải không?)
Hoa: I come from Ho Chi Minh City and just arrived here. I want to take a photo, can you help me? ( Tôi đến từ tp.Hồ Chí Minh và mới đến đây. tôi muốn chụp một bức ảnh,bạn có thể giúp tôi chứ )
David: Okay
David: I see you brought the brush you like to draw, right? ( Tôi thấy bạn mang theo cọ vẽ, bạn thích vẽ phải không? )
Hoa: That’s right, you have a good eye (Đúng vậy, bạn thật tinh mắt)
David: It’s a coincidence because I also like to draw (Thật trùng hợp vì tôi cũng thích vẽ)
Hoa: Do you have a place to paint? I know a very nice place to paint. We can go together ( Bạn có địa điểm vẽ chưa, tôi biết một nơi vẽ rất đẹp. Chúng ta có thể đi cùng nhau )
David: That’s great, maybe today is very lucky for me ( Thật tuyệt vời, có lẽ ngày hôm nay rất may mắn với tôi )
Hoa: Let’s depart (Chúng ta xuất phát thôi)

# Chủ đề liên quan đến sở thích

Những câu hỏi này có thể giúp bạn mở ra cuộc trò chuyện về sở thích cá nhân và tạo cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về người khác.

Chủ đề liên quan đến sở thích

What do you do in your free time?
(Bạn làm gì khi rảnh rỗi?)

Do you have any hobbies?
(Bạn có sở thích nào không?)

What are your favorite activities to do on weekends?
(Những hoạt động nào bạn thích làm vào cuối tuần?)

Is there something you’re passionate about?
(Có điều gì mà bạn đam mê không?)

What kind of books/movies/music do you like?
(Bạn thích loại sách/phim/nhạc gì?)

Have you traveled anywhere interesting lately?
(Bạn có đi đâu thú vị gần đây không?)

Một số từ vựng về sở thích bạn có thể tham khảo.

Reading /ˈriːdɪŋ/ (noun): Đọc sách.

Writing /ˈraɪtɪŋ/ (noun): Viết lách.

Painting /ˈpeɪntɪŋ/ (noun): Hội họa.

Cooking /ˈkʊkɪŋ/ (noun): Nấu ăn.

Photography /fəˈtɒɡrəfi/ (noun): Nhiếp ảnh.

Gardening /ˈɡɑːrdnɪŋ/ (noun): Làm vườn.

Hiking /ˈhaɪkɪŋ/ (noun): Leo núi, đi bộ đường dài.

Swimming /ˈswɪmɪŋ/ (noun): Bơi lội.

Dancing /ˈdænsɪŋ/ (noun): Nhảy múa.

Gaming /ˈɡeɪmɪŋ/ (noun): Chơi game.

# Chủ đề về gia đình

Chủ đề về gia đình

Một chủ đề cũng rất dễ đưa vào giao tiếp với người đối diện.

How many people are there in your family?
(Gia đình bạn có bao nhiêu người?)

Do you have any siblings?
(Bạn có anh chị em không?)

Are you close to your family?
(Bạn có gần gũi với gia đình không?)

What do your parents do for a living?
(Bố mẹ bạn làm nghề gì?)

Do you have any family traditions?
(Gia đình bạn có các truyền thống riêng không?)

What’s your favorite memory with your family?
(Kỷ niệm gia đình bạn yêu thích nhất là gì?)

Are you the oldest/youngest child in your family?
(Bạn là con cả hay út trong gia đình?)

Do you live with your family, or do you live separately?
(Bạn sống cùng gia đình hay ở riêng?)

Do you have any family members living abroad?
(Bạn có người thân nào đang sống ở nước ngoài không?)

Từ vựng về gia đình

Grandparents (noun) /ˈɡrænˌper.ənts/ : Ông bà

Grandmother (noun) /ˈɡrænˌmʌð.ər/ : Bà

Grandfather (noun) /ˈɡrænˌfɑː.ðər/ : Ông

Mother (noun) /ˈmʌð.ər/ : Mẹ

Father (noun) /ˈfɑː.ðər/ : Cha

Sibling (noun) /ˈsɪb.lɪŋ/ : Anh chị em

Brother (noun) /ˈbrʌð.ər/ : Anh trai

Sister (noun) /ˈsɪs.tər/ : Em gái

Youngest child (noun phrase): Con út

Oldest child (noun phrase): Con cả

Live together (verb phrase): Sống chung

Live alone (verb phrase): Sống một mình

# Chủ đề liên quan đến nghề nghiệp

Liên quan đến chủ đề nghề nghiệp, bạn có thể học cách nói về công việc của mình và hỏi người khác về công việc của họ. Sẽ giúp bạn làm quen với từ vựng và cách diễn đạt liên quan đến nghề nghiệp.

Chủ đề liên quan đến nghề nghiệp

Khi nói về công việc của mình, bạn có thể giới thiệu tên công việc và mô tả ngắn gọn về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc đó.

I’m Hung, I work as an office worker. I feel like my work day passes very quickly, before I finish my work and it’s already the end of my working hours
( Tôi là Hùng, tôi làm nhân viên văn phòng. Tôi cảm thấy ngày đi làm trôi qua rất nhanh, khi chưa giải quyết xong công việc mà đã hết giờ làm )

Sau đó bạn cũng có thể hỏi người khác về công việc của họ. Bạn hãy đặt câu hỏi như:

What do you do for a living?
(Bạn làm công việc gì?)

Where do you work?
(Bạn làm việc ở đâu?)

How long have you been working there?
(Bạn đã làm việc ở đó bao lâu rồi?)

What are your main responsibilities at work?
(Công việc chính của bạn là gì?)

Do you enjoy your job?
(Bạn có thích công việc của mình không?)

Từ vựng về chủ đề tiếng anh giao tiếp liên quan đến nghề nghiệp

Doctor /ˈdɒktər/ (n) : Bác sĩ.

Engineer /ˌendʒɪˈnɪər/ (n) : Kỹ sư.

Teacher /ˈtiːtʃər/ (n) : Giáo viên.

Lawyer /ˈlɔːjər/ (n) : Luật sư.

Accountant /əˈkaʊntənt/ (n) : Kế toán viên.

Programmer /ˈprəʊɡræmər/ (n) : Lập trình viên.

Nurse /nɜːrs/ (n) : Y tá.

Architect /ˈɑːkɪtekt/ (n) : Kiến trúc sư.

Chef /ʃef/ (n) : Đầu bếp.

Salesperson /ˈseɪlzˌpɜːsən/ (n) : Nhân viên bán hàng.

Electrician /ɪˌlekˈtrɪʃn/ (n) : Thợ điện.

Journalist /ˈdʒɜːrnəlɪst/ (n) : Nhà báo.

Photographer /fəˈtɒɡrəfər/ (n) : Nhiếp ảnh gia.

Pilot /ˈpaɪlət/ (n) : Phi công.

Dentist /ˈdentɪst/ (n) : Nha sĩ.

NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:

  • Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
  • Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
  • Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
  • Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

ĐĂNG KÝ NATIVEX

# Chủ đề khám bệnh

Chủ đề khám bệnh

Khi bạn biết cách diễn đạt với bác sĩ hoặc nhân viên y tế, bạn có thể truyền đạt các triệu chứng và thể hiện nhu cầu của mình trong quá trình chăm sóc sức khỏe.Một số câu hỏi liên quan đến việc khám bệnh như

What seems to be the problem?
(Có vẻ như vấn đề là gì?)

Where does it hurt?
(Đau ở đâu?)

Do you have any allergies?
(Bạn có dị ứng với cái gì không?)

Have you had this symptom before?
(Bạn đã gặp triệu chứng này trước đây chưa?)

How long have you been feeling this way?
(Bạn đã cảm thấy như vậy bao lâu rồi?)

Are you taking any medication currently?
(Bạn đang dùng thuốc gì hiện tại không?)

Have you had any recent injuries or accidents?
(Bạn có gặp chấn thương hoặc tai nạn gần đây không?)

Mô tả triệu chứng của bạn để truyền đạt thông tin đến bác sĩ, có thể sử dụng các cụm từ như:

I have a headache ( Tôi có đau đầu)

I feel tired ( Tôi cảm thấy mệt mỏi)

I have a sore throat. (Tôi bị đau họng.)

I’m feeling nauseous. (Tôi cảm thấy buồn nôn.)

I’ve been coughing a lot. (Tôi ho nhiều.)

I’m running a fever. (Tôi đang sốt.)

I’m having trouble breathing. (Tôi gặp khó khăn khi thở.)

I have an upset stomach. (Tôi bị đau bụng.)

I’ve been feeling dizzy. (Tôi cảm thấy chóng mặt.)

# Chủ đề xem phim

Chủ đề xem phim

Việc nắm vững chủ đề này không chỉ giúp bạn tăng vốn từ vựng mà còn mở rộng kiến thức về nghệ thuật điện ảnh và cách diễn đạt ý kiến về phim.

What’s your favorite movie genre?
(Thể loại phim yêu thích của bạn là gì?)

Have you seen any good movies recently?
(Bạn đã xem bất kỳ bộ phim hay nào gần đây chưa?)

Who is your favorite actor or actress?
(Diễn viên hoặc nữ diễn viên yêu thích của bạn là ai?)

What’s the last movie you watched? Did you like it?
(Bộ phim cuối cùng bạn xem là gì? Bạn có thích không?)

Do you prefer watching movies at home or in the cinema?
(Bạn thích xem phim ở nhà hay ở rạp?)

Are you a fan of classic movies or more into the latest releases?
(Bạn có thích phim cổ điển hay hơn là phim mới ra mắt?)

Do you have any all-time favorite movies?
(Bạn có bất kỳ bộ phim nào yêu thích mãi mãi không?)

Gợi ý một số câu trả lời

I enjoy watching action movies, especially those with a good storyline. 
(Tôi thích xem phim hành động, đặc biệt là những bộ có cốt truyện.)

I prefer watching reality shows rather than comedies
( Tôi thích xem chương trình thực tế hơn là phim hài )

My favorite actor is Trung Anh; in the movie “Come Home, Baby”.
(Diễn viên yêu thích của tôi là Trung Anh;trong bộ phim “Về Nhà Đi Con”)

I prefer watching movies at home for comfort, but occasionally, I love the cinema experience.
(Tôi thích xem phim ở nhà vì sự thoải mái, nhưng đôi khi, tôi thích trải nghiệm xem phim ở rạp.)

I appreciate both classic films and the latest releases, but I lean more towards modern movies.
(Tôi đánh giá cao cả phim cổ điển và những bộ phim mới ra mắt, nhưng tôi có xu hướng ưa thích phim hiện đại hơn.)

# Chủ đề đề nghị giúp đỡ

Chủ đề đề nghị giúp đỡ

Khi bạn làm việc trong môi trường có người nước ngoài và cần sự giúp đỡ của họ. Hãy sử dụng những cụm từ sau:

Sorry, I need a little help with this project. Can you show me how to do it?
( Xin lỗi, tôi cần một chút giúp đỡ với dự án này. Bạn có thể chỉ cho tôi cách thực hiện không? )

I’m having difficulty understanding some documents in English. Can you help translate or explain for me?
(Tôi đang gặp khó khăn trong việc hiểu một số tài liệu bằng tiếng Anh. Bạn có thể giúp dịch hoặc giải thích cho tôi không? )

I need some advice from someone with experience in this. Can you share your approach or suggestions for me?
(Tôi đang cần một số ý kiến từ người có kinh nghiệm trong việc này. Bạn có thể chia sẻ cách tiếp cận hoặc gợi ý cho tôi không? )

Một số câu đơn giản bạn có thể sử dụng để đề nghị được giúp đỡ khi cần thiết.

Could you help me with this? – Bạn có thể giúp tôi việc này không?

I need your assistance. – Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.

Would you mind lending me a hand? – Bạn có phiền giúp tôi một tay được không?

I’m struggling with this, could you give me some advice? – Tôi gặp khó khăn với việc này, bạn có thể cho tôi một số lời khuyên không?

Can I ask for your guidance? – Tôi có thể xin ý kiến chỉ dẫn của bạn được không?

May I seek your help? – Tôi có thể nhờ bạn giúp được không?

Could you assist me in understanding this better? – Bạn có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về vấn đề này không?

Would you be willing to help me out? – Bạn có sẵn lòng giúp tôi không?

I’m looking for some support on this matter. – Tôi đang tìm kiếm sự hỗ trợ về vấn đề này.

# Chủ đề cảm ơn và xin lỗi

Đôi khi chúng ta cần phải bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi bằng tiếng Anh. Nhưng điều quan trọng là hiểu được cách để diễn đạt những ý này một cách rõ ràng và chính xác.

  • ✓ Lời cảm ơn

Mẫu câu giao tiếp dùng để cảm ơn

Thank you so much for helping me. (Cảm ơn bạn nhiều vì đã giúp đỡ tôi.)

I really appreciate your kindness. (Tôi thực sự đánh giá cao sự tử tế của bạn.)

I am grateful for your support. (Tôi biết ơn bạn vì sự hỗ trợ của bạn.)

I would like to express my gratitude for… (Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình vì…)

  • ✓ Những cụm từ xin lỗi

Những câu giao tiếp thông dụng để xin lỗi

I’m really sorry for what I said. (Tôi rất lấy làm tiếc vì những gì tôi đã nói.)

I apologize for being late. (Tôi xin lỗi vì đã đến muộn.)

I deeply regret my mistake. (Tôi chân thành xin lỗi vì sai lầm của mình.)

I would like to offer my sincere apologies for… (Tôi muốn tặng lời xin lỗi chân thành vì…).

NativeX – Học tiếng Anh online toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người đi làm.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:

  • Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
  • Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
  • Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
  • Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

ĐĂNG KÝ NATIVEX

Còn chần chờ gì mà không bắt đầu thực hành ngay với 9 chủ đề giao tiếp tiếng Anh cơ bản được trình bày trong bài viết. NativeX hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn, mang đến những bài học Anh ngữ thiết thực và đầy đủ nhất.

Tác giả: NativeX

Blog học tiếng anh